Đậu xanh là món ăn mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho bé. Dưới đây là các món ăn dặm từ đậu xanh, mẹ hãy cùng YoBite khám phá nhé!
1. Lợi ích dinh dưỡng của đậu xanh đối với bé ăn dặm
Cung cấp chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa
Đậu xanh chứa một lượng lớn chất xơ, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa cho bé. Chất xơ không chỉ giúp hệ tiêu hoá hoạt động mạnh mẽ, mà còn ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.
Là nguồn protein dồi dào
Trẻ nhỏ cần protein để phát triển cơ bắp, xương và các mô khác trong cơ thể. Đậu xanh được xem là nguồn protein dồi dào, vì vậy đảm bảo trẻ sẽ nhận đủ nguồn dinh dưỡng này để phát triển một cách toàn diện.
Đậu xanh giàu protein
Khoáng chất và vitamin hỗ trợ sự phát triển
Đậu xanh cung cấp nhiều khoáng chất như kali, sắt và magie, cùng với các loại vitamin như vitamin A và C. Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của hệ xương, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của bé.
2. Top 10 món ăn dặm từ đậu xanh
Cháo đậu xanh hạt sen
Món cháo đậu xanh hạt sen là món ăn dặm từ đậu xanh giàu protein, sắt và canxi. Hạt sen cung cấp nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa giúp bé yêu phát triển toàn diện. Đậu xanh và hạt sen cần được nấu mềm để món cháo phù hợp cho bé ăn.
Cháo đậu xanh nhiều dinh dưỡng
Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh là món ăn dặm ngon miệng và hấp dẫn. Ngoài các bữa ăn chính, trẻ cũng cần được cung cấp bữa ăn phụ, vậy nên bánh đậu xanh là lựa chọn lý tưởng.
Bánh đậu xanh phù hợp với trẻ ăn dặm
Món ăn này nên cho bé thưởng thức vì chúng cung cấp năng lượng từ carbohydrate và dinh dưỡng từ đậu xanh. Để làm bánh, đậu xanh cần được nấu chín và xay nhuyễn, sau đó kết hợp với bột mì, đường và các nguyên liệu khác trước khi nướng.
Súp gà đậu xanh
Súp gà đậu xanh có vị ngọt thanh từ nước hầm xương gà cùng dinh dưỡng từ thịt gà và đậu xanh. Món ăn này cung cấp protein chất lượng và nhiều vitamin B giúp bé phát triển lớn khôn.
Pancake đậu xanh
Pancake đậu xanh là món ăn dặm phổ biến, hấp dẫn cho bé. Món ăn này không chứa quá nhiều đường và cung cấp tinh bột, giúp bé có đủ nguồn năng lượng cho ngày dài hoạt động. Để làm pancake thơm ngon, đậu xanh cần được lọc và nấu chín, xay nhuyễn. Sau đó, trộn đều với bột mì, sữa cùng những nguyên liệu khác để tạo nên thành phẩm kích thích vị giác của trẻ nhỏ.
Chè đậu xanh
Chè đậu xanh là món tráng miệng cho những ngày nóng nực. Đậu xanh trong chè cung cấp chất xơ và protein, đồng thời giúp bé khám phá những hương vị mới. Các bà mẹ nên cho lượng đường vừa phải khi chế biến chè đậu xanh để các bé không gặp phải tình trạng thừa cân.
Chè đậu xanh ngọt thanh
Bún đậu xanh
Bún đậu xanh là món ăn dặm từ đậu xanh với sự kết hợp của bún và rau xanh. Món ăn này giúp bé nhận được nhiều loại dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm đa dạng như chất xơ, vitamin, khoáng chất và tinh bột.
Cơm đậu xanh hấp
Cơm đậu xanh hấp là một sự thay thế thú vị cho cơm trắng thông thường. Bé sẽ được hưởng lợi từ sự cân đối giữa carbohydrate từ cơm và protein từ đậu xanh.
Bánh trôi nhân đậu xanh
Bánh trôi nhân đậu xanh là món ăn dặm từ đậu xanh được nhiều người yêu thích. Bánh trôi thơm, dẻo, mềm với nước chè ngọt thanh, là món ăn dặm phù hợp với nhiều trẻ nhỏ. Bé không chỉ thưởng thức vị kết cấu mềm của bánh trôi mà còn nhận được dinh dưỡng từ nhân đậu xanh.
Bánh trôi đậu xanh quen thuộc với người Việt
Cháo đậu xanh bí đỏ
Để đa dạng hoá các thực đơn cho món cháo, móm ăn dặm từ đậu xanh kết hợp với bí đỏ là sự lựa chọn lý tưởng. Bí đỏ có hàm lượng vitamin A, C rất cao, kết hợp với đậu xanh giàu protein và chất xơ, giúp bé nhận đủ nguồn năng lượng và dinh dưỡng để phát triển khoẻ mạnh.
Sữa đậu xanh
Một món ăn dặm từ đậu xanh thơm ngon và bổ dưỡng phải kể đến sữa đậu xanh. Đây là một nguồn cung cấp canxi và protein cho bé. Bé có thể thưởng thức món sữa ngon miệng và bổ dưỡng này hàng ngày. Để làm sữa đậu xanh, đậu xanh cần được nấu chín và xay nhuyễn, sau đó lọc để lấy nước sữa đậu xanh.
3. Lưu ý khi chế biến đậu xanh cho bé
Để có được món ăn chất lượng, mẹ nên chọn đậu xanh tươi, sạch. Đậu xanh tươi không chỉ giữ nguyên hương vị tốt mà còn giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Tránh chọn những hạt đậu xanh có vẻ bong tróc, khô héo hoặc có dấu hiệu mục nát.
Đậu xanh phải ngâm trước khi chế biến
Trước khi bắt đầu chế biến, hãy ngâm đậu xanh qua đêm để giúp làm mềm hạt và giảm thời gian nấu chín. Sau khi ngâm, đun sơ chế đậu xanh bằng cách đun sôi nước rồi cho đậu xanh vào đun khoảng 5-10 phút cho đến khi chúng bắt đầu mềm. Đây là bước quan trọng để loại bỏ phần độc tố có thể gây khó tiêu hóa.
4. Tổng kết
Chế biến đậu xanh cho bé yêu không chỉ mang lại những món ăn dặm thơm ngon mà còn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Đừng ngần ngại thử nghiệm và sáng tạo những món ngon từ đậu xanh mà YoBite đã cung cấp để bé luôn có những trải nghiệm ẩm thực thú vị nhé!