TỔNG HỢP NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO BÀ BẦU

Phụ nữ mang thai rất cần các nhóm chất thiết yếu để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và cả thai nhi. Vậy cần bổ sung những thực phẩm tốt cho bà bầu như thế nào? Hãy cùng YoBite khám phá nhé!

1. Các nhóm chất quan trọng cho bà bầu

Chất đạm và canxi

Chất đạm được xem là nhóm chất quan trọng để tạo ra hormone và enzyme giúp thai nhi và mẹ bầu có đủ năng lượng. Nó còn đóng vai trò quan trọng giúp xương của trẻ em được phát triển tối đa và cơ của mẹ được khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai.

thuc-pham-bo-sung-dinh-duong-cho-ba-bau-1

Mẹ cần bổ sung đủ nhóm chất dinh dưỡng

Canxi không chỉ đảm bảo xương thai nhi được phát triển, mà còn duy trì sức khỏe của mẹ bầu. Nếu không cung cấp đủ lượng canxi, cơ thể mẹ sẽ dần nhức xương và gặp những vấn đề về xương khớp. Đồng thời, trẻ sơ sinh bị thiếu canxi cũng dễ gặp vấn đề về còi xương.

Acid folic và sắt

Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ acid folic, điều này gây nên nguy cơ sinh non, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thiếu acid folic, hay còn gọi là vitamin B9, cũng gây nên sinh dinh dưỡng ở thai nhi, khiến trẻ sinh ra nhẹ cân so với thông thường.

thuc-pham-bo-sung-dinh-duong-cho-ba-bau-2

Acid folic cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi 

Sắt tham gia vào quá trình vận chuyển oxy đến các cơ quan và mô trong cơ thể, giúp mẹ bầu trở nên khỏe mạnh hơn. Nếu thiếu đi chất sắt, mẹ rất dễ gặp phải tình trạng thiếu máu. Đồng thời, trẻ được sinh ra sẽ có màu da xanh xao, nhẹ cân và dễ mắc bệnh lý nếu thiếu chất sắt.

Chất béo không bão hòa và omega-3

Chất béo không bão hòa là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể mẹ bầu. Một số loại vitamin như A, D, E cần chất béo để hấp thụ tốt hơn. Ngoài ra, đây còn là dưỡng chất giúp các cơ quan trong cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh.

thuc-pham-bo-sung-dinh-duong-cho-ba-bau-3

Thai nhi cần thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Omega-3 là dưỡng chất giúp thai nhi phát triển trí não và mắt. Loại dinh dưỡng này còn có tác dụng tăng cường sức khoẻ tổng thể cho mẹ bầu. Mẹ bầu nên cố gắng bổ sung từ 1,3 đến 1,4g omega-3 hàng ngày để đảm bảo sự phát triển tối ưu của thai nhi.

Chất xơ và vitamin C

Chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón – một vấn đề phổ biến trong thời kỳ mang bầu. Đồng thời, chất xơ còn giúp mẹ bầu có sự kiểm soát tốt hơn về lượng thức ăn được tiêu thụ.

thuc-pham-bo-sung-dinh-duong-cho-ba-bau-4

Cả mẹ và thai nhi đều cần chất xơ và vitamin C

Mẹ cần vitamin C để hấp thụ chất sắt từ món ăn dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt và cung cấp đủ sắt cho thai nhi. Loại vitamin này còn đóng góp không nhỏ trong quá trình sản xuất collagen, giúp cấu trúc và da, xương của mẹ được phát triển toàn diện.

Vitamin D

Thực phẩm chứa vitamin D sẽ tăng cường quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể mẹ bầu. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin D có thể giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm trong thời kỳ mang thai.

thuc-pham-bo-sung-dinh-duong-cho-ba-bau-5

Vitamin D giúp trẻ phát triển toàn diện

Với trẻ nhỏ, đây là dinh dưỡng cần thiết để giúp trẻ nhỏ hình thành xương và răng chắc khỏe. Vitamin D còn đóng góp không nhỏ trong việc hình thành mạch máu và hệ thần kinh trung ương của trẻ nhỏ.

2. Một số thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu

Rau xanh và các loại quả tươi

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng rau xanh lá tối như rau cải xanh, rau muống, rau bina, và rau dền đỏ chứa nhiều chất xơ, acid folic, vitamin K, canxi và sắt. Hơn nữa, rau chân vịt cũng là lựa chọn lý tưởng khi chúng chứa nhiều vitamin C, canxi và chất xơ.

thuc-pham-bo-sung-dinh-duong-cho-ba-bau-6

Rau bina là thực phẩm tốt cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, mẹ thường thích các quả chua. VÌ vậy, thực phẩm như cam, chanh, quýt, dứa không chỉ đáp ứng sở thích mà còn chứa vitamin C và các chất chống oxy hoá. Mẹ cũng có thể bổ sung dâu tây, việt quất hay bơ, lựu để tăng cường sức khỏe.

Thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, đậu, trứng

Thịt gà là thực phẩm tốt cho bà bầu bởi đây là nguồn chất đạm dễ tiêu hóa và giàu axit amin để thai nhi phát triển. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn loại thịt bò có ít mỡ để chúng mang đến nhiều chất đạm, sắt và axit folic.

thuc-pham-bo-sung-dinh-duong-cho-ba-bau-7

Thịt gà là thực phẩm tốt cho bà bầu

Khi nhắc đến cá, mẹ bầu thường bổ sung các loại cá da trơn hay cá hồi, vì chúng mang đến nguồn protein cao mà giàu omega-3. Tuy nhiên, mẹ không nên tiêu thụ quá mức cá hồi do chúng chứa nồng độ thuỷ ngân cao.

thuc-pham-bo-sung-dinh-duong-cho-ba-bau-9

Cá hồi giàu omega-3 là thực phẩm tốt cho bà bầu

Ngoài tiêu thụ thịt, cá, các loại đậu như đậu nành, đậu đỏ, trứng đều chứa nhiều chất đạm và các giá trị dinh dưỡng khác như protein, chất sắt. Đây đều là nguồn thực phẩm tốt cho bà bầu để bổ sung sự phát triển não bộ và hệ thần kinh cho thai nhi.

Sữa và sản phẩm từ sữa chứa canxi và vitamin D

Không quá xa lạ khi sữa là sự lựa chọn để bổ sung canxi và protein cho cả mẹ bầu và thai nhi. Đồng thời, sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa chua khô, phô mai mang đến probiotics, chất xơ và vitamin B12, giúp duy trì sức khỏe tổng thể của mẹ bầu và thai nhi.

thuc-pham-bo-sung-dinh-duong-cho-ba-bau-10

Sữa chua khô giàu probiotics

Các loại ngũ cốc nguyên hạt và sản phẩm từ ngũ cốc

Mẹ nên chọn ngũ cốc nguyên hạt vì chúng giàu chất xơ, vitamin và quan trọng nhất là cung cấp chất béo lành mạnh. Với sản phẩm từ ngũ cốc, granola sữa chua sấy là sự lựa chọn lý tưởng khi chúng kết hợp ngũ cốc và sữa chua khô – mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho thai nhi.

thuc-pham-bo-sung-dinh-duong-cho-ba-bau-11

Granola sữa chua sấy giàu dinh dưỡng

3. Cách lựa chọn và tiêu thụ thực phẩm tốt cho bà bầu

Lựa chọn thực phẩm hữu cơ và không chất bảo quản

Mẹ hãy ưu tiên lựa chọn thực phẩm hữu cơ vì chúng giàu dinh dưỡng và không chứa chất bảo quản có hại. Nếu mua sắm thực phẩm, mẹ tránh mua quá nhiều vì khi lưu trữ quá nhiều ngày, chúng sẽ không còn dinh dưỡng như mong muốn.

Chế biến và nấu ăn đúng cách để giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm

Người thân có thể phụ mẹ trong việc nấu nướng, và hãy chế biến bằng phương pháp hầm, nướng, hấp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của món ăn mà không sử dụng quá nhiều giàu mỡ.

Sử dụng các phương pháp nấu nướng và chế biến an toàn

Mẹ hãy lựa chọn dụng cụ nấu ăn và tấm thớt có bề mặt sạch để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Sau đó, hãy rửa sạch thực phẩm với muối mà đảm bảo các nguồn dinh dưỡng được lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp để giữ lại dinh dưỡng cần thiết.